MỘT SỐ VỤ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY NGHIÊM TRỌNG TRONG NĂM 2016

 

    MỘT SỐ VỤ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY NGHIÊM TRỌNG                                               TRONG NĂM 2016

 

Xử lý nước thải, rác thải, xử lý chất thải an toàn, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường chưa bao giờ là công đoạn thừa đối với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động sản xuất nào cả. Phải chăng mức độ xử lý vi phạm môi trường của cơ quan chức năng chưa đủ sức răn đe? có thể lắm chứ. Theo dòng thông tin chúng ta đã thấy có khá nhiều đơn vị bị đình chỉ hoạt động môi trường lần 2 lần 3 mà vẫn chưa thể chấm dứt được hoạt động gây nguy hại cho môi trường. Làm thế nào để hạn chế việc xả thải gây ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp? Mức thải độc hại ra môi trường bao nhiêu thì sẽ bị đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn … là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Đặc biệt trong năm 2016 một số vụ gây ảnh hưởng đặc biệt đến môi trường trong năm 2016 phải kể đến xả chất thải nguy hại ra môi trường của Formosa Hà Tĩnh.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã có hơn 20 vụ ô nhiễm môi trường gây bức xúc dư luận và có 225 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 30 tỷ đồng… Ngày 21/7, phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2016 của Tổng Cục Môi trường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.


fudeso


Theo Thứ trưởng, một số sự cố về môi trường diễn ra gần đây cho thấy tình hình ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi gây bức xúc đời sống xã hội, nhất là sự cố môi trường xảy ra ở 4 tỉnh miền Trung vừa qua đặt ra cho chúng ta những nhiệm vụ nặng nề. Khi xung đột môi trường xảy ra thì dẫn đến xung đột về kinh tế – xã hội, vì thế nhiệm vụ bảo vệ môi trường rất quan trọng.
 

Từ đầu năm đến nay cả nước có trên 20 vụ gây ô nhiễm môi trường lớn gây bức xúc trong dư luận. Trong đó, phần lớn các vụ việc điển hình gây ô nhiễm nguồn nước (sông, biển) do cố tình xả thải có chứa các hóa chất độc hại. Một số vụ việc do cơ sở buông lỏng trong vấn đề  quản lý, kiểm soát hoạt động sản xuất gây sự cố ô nhiễm, một số khác thì hệ thống xử lý nước thải không đảm bảo, đặc biệt hơn có những đơn vị hơn 10 năm hoạt động mà không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, không giấy phép xả thải ….
 

Ngoài sự cố Formosa còn có một số vấn đề môi trường khác như: Sự cố vỡ hồ chứa bùn thải của nhà máy chì, kẽm của Công ty TNHH CKC ở Cao Bằng ngày 5/1/2016; các sự cố cá chết xảy ra tại một số tỉnh thành như Đồng Nai, Thanh Hóa, Hà Nội, đặc biệt là sự cố môi trường xảy ra tại 4 tỉnh miền Trung trong tháng 4 và tháng 6; vấn đề ô nhiễm tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại Bình Thuận; vấn đề khiếu kiện liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Núi Pháo tại tỉnh Thái Nguyên; Công ty TNHH Nhà nước MTV xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ xả thải gây ô nhiễm; nước mưa chảy tràn của Nhà máy sản xuất quặng đồng An Phú gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hòa Bình; Công ty TNHH Hapeco Hải Âu xả nước thải ra sông Lạch Tray (Hải Phòng) gây ô nhiễm; Công ty CP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường xả trực tiếp nước thải không qua xử lý ra sông Cẩm Đàn (Bắc Giang)….
 

xả thải làm chết cá


Cá chết trắng sông và nỗi lo về nước sinh hoạt – nỗi lo về nguồn nước của người dân tại vùng bị ảnh hưởng

Báo cáo của Tổng Cục Môi trường cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, Tổng Cục đã ban hành 431 kết luận thanh tra về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Cao Bằng, Lào Cai, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Cùng với đó, Tổng Cục đã ban hành 225 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 30 tỷ đồng, 17 quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm.
 

Trong vụ việc Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đã ra quyết định xử phạt 3 công ty và cá nhân tổng cộng 3,9 tỉ đồng do gây ô nhiễm nặng trên sông Bưởi (Thanh Hóa) khiến cá chết hàng loạt đã cho thấy một sự tinh vi trong khâu xả thải chui, xả chất thải nguy hại thời gian dài – và có lẽ điều này chỉ có thể phát hiện được khi chuyện đã rồi.  Cụ thể Tổng cục Môi trường xử phạt Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng trên 1,92 tỷ đồng; đình chỉ hoạt động sản xuất trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 20/5/2016.
Tổng cục Môi trường buộc công ty này phải đình chỉ và khắc phục hậu quả vi phạm do các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt thực hiện ngay các biện pháp khắc phục như: Lập bổ sung thiết kế cơ sở đối với các công trình bảo vệ môi trường và khẩn trương cải tạo, nâng cấp và xây dựng bổ sung hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi thải vào mương thoát nước ra sông Bưởi cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thu gom nước mưa; lập nhật ký vận hành, sổ theo dõi hóa chất và nguyên vật liệu sử dụng, lắp đặt đồng hồ công tơ điện riêng biệt cho Trạm xử lý nước thải tập trung…

Ngoài ra, phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với nước thải sau xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Cửa xả nước thải ra mương thoát (nơi tiếp nhận nước thải) phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật Bảo vệ môi trường.
 

 Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong năm 2016 


Nước thải chưa qua xử lý đi ra ngoài môi trường gây nên hiện tượng cá chết trắng Sông. Dân biết kêu ai?

Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng cũng phải có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mùi, xử lý khí thải đảm bảo khí thải phát sinh phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của QCVN19:2009/BTNMT; cải tạo khu lưu giữ chất thải công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại theo quy định hiện hành..
Đối với hàng loạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình, Tổng cục Môi trường xử phạt tổng số tiền trên 1,78 tỷ đồng; tổng hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày 20/5/2016.

Quyết định xử phạt buộc công ty này phải lập thiết kế cơ sở đối với các công trình bảo vệ môi trường theo quy định và khẩn trương xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào mương thoát nước ra sông; cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom nước thải riêng biệt với hệ thống thu gom nước mưa; lập nhật ký vận hành, sổ theo dõi hóa chất và nguyên vật liệu sử dụng, lắp đặt đồng hồ công tơ điện riêng biệt; lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với nước thải sau xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường…

Tin môi trường liên quan:
Những bất cập về ô nhiễm môi trường hiện nay.
Hơn 6 tỷ bài học cho các công ty không quan tâm đến môi trường
Phạt 100 triệu đồng nếu xả thải không qua xử lý.