PHẢI CHĂNG CHẾ TÀI CHƯA ĐỦ SỨC RĂN ĐE VỀ HÀNH VI XẢ THẢI GÂY NGUY HẠI NGHIỆM TRỌNG CHO MÔI TRƯỜNG


PHẢI CHĂNG CHẾ TÀI CHƯA ĐỦ SỨC RĂN ĐE VỀ HÀNH VI XẢ THẢI GÂY NGUY HẠI NGHIỆM TRỌNG CHO MÔI TRƯỜNG
 

Nhiều doanh nghiệp sau khi bị nhắc nhở, tuýt còi, thậm chí bị xử lý  bởi các cơ quan chức năng nhưng rồi đâu lại vào đó, hoặc sự đảm bảo về mảng an toàn môi trường theo quy chuẩn quốc gia vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Và những hành vi này vẫn liên tiếp tái diễn minh chứng cho câu hỏi trên. Các cuộc kiểm tra liên ngành lại vừa phát hiện thêm nhiều doanh nghiệp sản xuất vi phạm xả thải môi trường. Điển hình nhất là tại các khu công nghiệp ở một số tỉnh miền Trung. Nhiều khu công nghiệp – dù không có trạm xử lý nước thải vẫn đi vào hoạt động. Doanh nghiệp sử dụng công nghệ tân tiến của nước ngoài cũng vi phạm xả thải – Trường hợp này chắc cái tên FORMOSA HÀ TĨNH nhắc tới có thể gọi là điển hình, được khá nhiều người biết tới-. Thậm chí, doanh nghiệp xử lý nước thải công nghiệp cũng gây ô nhiễm. Điều đáng nói là nhiều doanh nghiệp, dù đã bị phạt đi phạt lại, thậm chí bị đóng cửa tạm thời, nhưng vẫn ngang nhiên tái phạm.

Quản lý xử lý nước thải tại các khu công nghiệp không phải chuyện dễ dàng. Gần đây Chương trình “Vấn đề hôm nay” của đài truyền hình Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư – Tiến sỹ Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam để hiểu sâu hơn về tính răn đe của các chế tài xử lý tội phạm môi trường trong đó có thể hiện như sau :


Phải chăng chế tài chưa đủ sức răn đe hành vi xả thải ra môi trường


Nói về nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng doanh nghiệp vi phạm môi trường ngày càng tăng, ông Trương Mạnh Tiến cho biết: “Từ trước tới nay, chế tài xử phạt các khu công nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường còn nhẹ nên các doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận xử phạt, từ đó dẫn đến vấn đề này cứ lặp đi lặp lại. Hiện nay, luật mới được thông qua vào năm 2015 sắp được đưa ra áp dụng sẽ xác định rõ hơn về tội phạm môi trường. Có như vậy, tính răn đe mới được đẩy cao. Tập thể cũng như cá nhân đều bị xử phạt, điều đó giúp doanh nghiệp nhận ra rằng việc xử phạt hiện nay đã không còn chỉ đánh vào kinh tế, xử phạt hành chính mà sẽ xử phạt theo các khung của hình sự”.

Tin tức liên quan đến môi trường:
Một số vụ ô nhiễm môi trường gây đặc biệt nghiêm trọng trong năm 2016.
Những bất cập về ô nhiễm môi trường hiện nay.
Hơn 6 tỷ bài học cho các công ty không quan tâm đến môi trường.
Phạt 100 triệu đồng nếu xả thải không qua xử lý.

Những bất cập của công tác quản lý xả thải môi trường vẫn còn tồn tại và sẽ cần thời gian để đón nhận kết quả mới.Theo ý Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam thì ông rất hoan nghênh, ủng hộ việc Bộ Tài nguyên Môi trường đã xây dựng kế hoạch và có các đoàn đi kiểm tra môi trường nhằm vào tất cả các dự án xả thải trên toàn quốc sắp được diễn ra. Các chất thải khi được chuyển đi phải ký cam kết với đơn vị được phép xử lý đúng chất thải đó, nghiêm cấm tình trạng ký với các đơn vị không đúng chức năng. Tiếp đó, nơi xử lý cũng phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện kỹ thuật từ chôn lấp đến lưu trữ, bảo quản và xử lý.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường, trong năm ngoái, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý trên 500 cơ sở công nghiệp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường với mức xử phạt trên 26 tỷ đồng – một con số kỉ lục. Kể từ năm ngoái, mức phạt hành chính đã tăng gấp đôi, lên mức tối đa 2 tỉ đối với mỗi vụ vi phạm môi trường của tổ chức hoặc cá nhân. Nhưng sự thật nhiều doanh nghiệp sản xuất sẵn sàng nộp phạt thay vì đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải. Điều này cho thấy những bất cập của công tác quản lý xả thải môi trường vẫn còn tồn tại.
 

  Xử lý nước thải chưa được quan tâm đúng mức

      Hiện nay, lĩnh vực gây ô nhiễm nhiều nhất vẫn là xả thải của các khu công nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý, xử lý chất thải nguy hại tại hầu hết các đơn vị, cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Các tuyến trọng điểm về ô nhiễm phải kể đến sông Thị Vải, Đồng Nai; Các khu công nghiệp bên sông Nhuệ, Hà Nội... Ở hầu hết các công ty, doanh nghiệp này việc thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải chưa hợp lý, thậm chí nhiều khu công nghiệp chưa có khu xử lý nước thải hợp tiêu chuẩn. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an), hiện nay một số tập đoàn kinh tế lớn chưa coi trọng vấn đề xử lý nước, rác thải. Cụ thể, trong năm 2008, Tập đoàn Điện lực còn lỏng lẻo trong việc quản lý dầu biến thế chứa chất PCB, dẫn đến tình trạng thu mua, tái chế trái phép chất thải nguy hại diễn ra tại nhiều địa phương. Nhiều tổ chức, cá nhân hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải không thực hiện đúng quy định như sử dụng phương tiện không chuyên dụng, không phân loại chất thải sau khi thu gom, chôn lấp lẫn rác thải nguy hại với rác thải thông thường... Ngoài ra, hoạt động thu mua, vận chuyển và tái chế trái phép ắc quy chì diễn ra ở nhiều nơi, có vụ quy mô khá lớn... Tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ trái phép khoáng sản, vật liệu xây dựng cũng đang diễn ra tràn lan, gây cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm đất, nguồn nước, phá huỷ cảnh quan môi trường...


Xả thải gây ô nhiễm môi trường

      
Cần chế tài mạnh hơn
      Trước tình hình tội phạm môi trường diễn ra hết sức nghiêm trọng và phổ biến, trong năm qua Cục Cảnh sát Môi trường đã tổ chức một số lớp tập huấn, Hội thảo chuyên đề về đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường để giáo dục, tuyên truyền cho các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp có ý thức chấp hành nghiêm Luật Bảo vệ môi trường. Lực lượng Cảnh sát môi trường đã tích cực điều tra, xử lý vi phạm và phát hiện nhiều sơ hở trong cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường để kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên trên thực tế, để xử lý được 10 tội danh liên quan đến vi phạm môi trường theo quy định của Luật BVMT là rất khó. Bởi, định tính và định lượng trong quy định chưa chặt chẽ và đến nay, vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện. Đơn cử, vụ vi phạm của Công ty VEDAN được xác định là vụ việc hết sức nghiêm trọng, nhưng cuối cùng chỉ bị truy thu trên 127 tỷ đồng; Công ty cổ phần giấy Việt Trì chỉ bị truy thu trên 1 tỷ đồng...Số tiền bị nộp phạt quá ít so với hậu quả mà các Công ty vi phạm gây ra cho người dân. Để các cá nhân, doanh nghiệp có ý thức chấp hành nghiêm Luật BVMT thì việc bổ sung một chế tài xử phạt đủ mạnh, đủ sức răn đe là hết sức cần thiết. Với hàng loạt những sai phạm trong thời gian về đây về xử lý nước thải và an toàn môi trường. Nhiều đơn vị bị phạt tiền trên 200 triệu vì không có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo, xả thải gây ô nhiễm môi trường …
.