Hệ thống xử lý SBR
Công nghệ xử lý nước thải ngày càng nhiều, đặc biệt luôn hướng đến và áp dụng theo chuẩn Johkasou của Nhật Bản thay vì sử dụng các hóa chất độc hại. Xử lý nước thải bằng công nghệ SBR đang được áp dụng mới nhất hiện nay. Một trong những công nghệ tiên tiến thường được ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, khu công nghiệp và kể cả nước thải sinh hoạt ở các nước phát triển đó là công nghệ xử lý nước thải SBR.
Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm 2 cụm bể: cụm bể Selector và cụm bể C – tech, Bể SBR (Sequencing Batch Reactor) là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục. Đây là một dạng của bể Aerotank. Nước được dẫn vào bể Selector trước sau đó mới qua bể C – tech. Bể Selector sẽ được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra. Nước sau đó được chuyển sang bể C-tech. Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học. Hệ thống SBR yêu cầu vận hành theo chu kỳ để điều khiển quá trình xử lý. Hoạt động chu kỳ kiểm soát toàn bộ các giai đoạn của chu kỳ xử lý. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học
Những thuận lợi của quy trình xử lý của công nghệ SBR
- Kết cấu đơn giản và bền vững
- Hoạt động dễ dàng và giảm đòi hỏi sức người.
- Thiết kế chắc chắn.
- Có thể lắp đặt từng phần và dễ dàng mở rộng thêm.
- Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao.
- Cạnh tranh giá cài đặt và vận hành.
- Khả năng khử được Nitơ và Photpho cao.
- Ổn định và linh hoạt bởi thay đổi tải trọng.
Hình: Bể SBR đang sục khí
Ưu điểm trong quá trình xử lý của công nghệ xử lý nước thải SBR
Tính linh động trong quá trình xử lý. Các điều kiện yếm khí trong giai đoạn nạp nước thải và khuấy trộn sẽ giúp thực hiện quá trình khử nitrate và phân giải phosphor. Trong giai đoạn sục khí sẽ thực hiện quá trình nitrate hóa và quá trình hấp thụ phosphor vào sinh khối. Quá trình xử lý phosphor trong bể SBR phụ thuộc nhiều vào lượng chất hữu cơ đầu vào và lượng nitrate có trong bùn được giữ lại từ chu trình làm việc trước đó. Các quá trình nitrate hóa, khử nitrate và xử lý phosphor đều có liên quan chặt chẽ đến tải lượng hữu cơ thấp đối với hệ thống SBR. Nếu hàm lượng chất hữu cơ đầu vào tương đối ổn định, thì tải lượng hữu cơ sẽ phụ thuộc lớn vào hàm lượng bùn trong bể phản ứng.
Nhờ sự chuyển giao công nghệ johkasou giúp thanh lọc nước thải thông qua quá trình xử lý nhờ các vi sinh vật kị khí và hiếu khí nhằm loại bỏ các chất hữu cơ, vô cơ, vi khuẩn độc hại trong nước giúp bảo vệ môi trường. Đồng thời giúp doanh nghiệp lựa chọn được nhiều giải pháp trong việc thiết kế xử lý nước thải dựa trên tiêu chuẩn Nhật Bản đảm bảo chất lượng nước đầu ra.
Công nghệ SBR phù hợp với những trạm xử lý nước thải tập trung có công suất lớn như: xử lý nước thải cho khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, ...